Ngoài tác dụng che bóng mát, lá bàng còn là phương thức chữa bệnh rất hữu hiệu liên quan đến các bệnh ngoài da như viêm da, mụn nhọt, các vết sưng mủ,…
Các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng lá bàng chứa nhiều tanin, flavonoid, phytosterol,… Các chất này giúp giảm viêm nhiễm và giúp vết thương mau lành. Đặc biệt, hoạt chất Tanin của lá bàng được tận dụng như thuốc sát khuẩn và chống mưng mủ cho những vết thương ngoài da.
Chính vì những thành phần có lợi này mà người bệnh có thể dùng lá bàng để đắp ngoài da, hoặc nấu nước tắm hàng ngày.
Khi dùng lá bàng chữa bệnh sẽ giúp sát khuẩn vị trí da bị tổn thương, tăng cường tốc độ phục hồi của da, đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy, bệnh nổi mề đay, nổi mụn,… Đồng thời, các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da cũng giảm bớt sau một thời gian áp dụng
Ngoài ra, thành phần của lá bàng chứa rất nhiều các kháng khuẩn, sát khuẩn tự nhiên cực kỳ mạnh mẽ. Vì thế rất hiệu quả trong việc điều trị cảm sốt, nhiệt miệng, bị trĩ, đau dạ dày,…
Tuy nhiên việc sử dụng lá bàng còn tùy thuộc vào phần lớn cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người. Vì vậy trước khi sử dụng, người dùng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh bệnh thêm trầm trọng.
Ngoài ra, nếu trong quá trình sử dụng các phương thuốc liên quan đến lá bàng gặp các vấn đề nghiêm trọng, người dùng nên dừng lại và gặp bác sĩ để kiểm tra.
TÁC DỤNG CỦA LÁ BÀNG KHÔ
Những người chơi cá cảnh cá beta cũng khá quen thuộc với lá bàng khô, chúng có công dụng kích thích sinh sản , giảm nầm bệnh cho cá tạo độ nhớt, tăng đề kháng cho cá cảnh.
ngăn ngừa một số vi khuẩn và các loại nấm. Chiết xuất từ lá bàng sẽ tái lập một môi trường gần tự nhiên hơn cho loài cá sinh trưởng. Cá rồng được sống trong môi trường có chứa chiết xuất từ lá bàng sẽ có những bộ vây đều to, dầy và sáng bóng, đồng thời khi va chạm mạnh cá ít có khả năng rụng vây.
Tin tài trợ